Những nguyên nhân gây táo bón ở phụ nữ mang thai

NHỮNG NGUYÊN NHÂN GÂY TÁO BÓN Ở PHỤ NỮ MANG THAI

– Do sự thay đổi hormone: Trong quá trình mang thai người mẹ có biến đổi lớn về hàm lượng hormone, ảnh hưởng tới đường ruột, gây cản trở việc đào thải chất cặn bã ra ngoài khiến mẹ bầu dễ bị táo bón.

5 lưu ý dinh dưỡng cho mẹ bầu ngày Tết
Lưu ý khi sinh mổ lần 2
5 thực phẩm bà bầu nên tránh trong 3 tháng đầu thai kỳ
7 cách phòng tránh nguy cơ gây sảy thai
7 điều mẹ sinh mổ nhất định phải biết

Nguyên nhân gây ngứa vùng kín sau kỳ kinh nguyệt

 

– Do chế độ ăn uống không khoa học khi mang thai: Chế độ ăn không cân đối, thiếu chất xơ, uống ít nước dễ khiến mẹ bầu bị táo bón. Đặc biệt, vào cuối của thai kỳ thai phụ thường bị đi tiểu nhiều về ban đêm, nhiều thai phụ ngại uống nước nên càng dễ táo bón.

– Sự phát triển thai nhi: Sự phát triển của thai nhi làm gia tăng áp lực lên khung xương chậu, khiến tình trạng táo bón gia tăng. Cộng với việc tăng cân nhanh, cảm giác mệt mỏi, thiếu luyện tập, không vận động nhiều là những nguyên nhân dễ dẫn đến táo bón.

– Do viên sắt và canxi bổ sung cho mẹ bầu: Để hấp thụ khoáng chất có trong một số loại vien sắt, canxi, cơ thể cần một lượng nước lớn, tuy nhiên không phải bà bầu nào cũng uống nhiều nước; hơn nữa là một phần các khoáng chất này không được hấp thụ vào cơ thể phải thải ra ngoài, làm tăng gánh nặng của hệ tiêu hóa, tăng nguy cơ táo bón.

PHÒNG TRÁNH TÁO BÓN THẾ NÀO CHO MẸ BẦU?

– Chú ý chế độ ăn uống: Mẹ bầu cần ăn uống cân đối, ăn nhiều rau xanh, hoa quả. Một chế độ ăn giàu chất xơ sẽ cung cấp nhiều thức ăn thô cho hệ tiêu hoá. Thêm nữa là mẹ cần lưu ý ăn chậm, nhai thật kỹ và nên chia nhỏ thành 5-6 bữa/ngày thay vì 3 bữa lớn/ngày. Uống ít nhất là 2 lít nước mỗi ngày, tránh uống các loại đồ uống như trà, cà phê, coca vì nó có thể gây ra tình trạng khử nước của cơ thể, làm tăng thêm tình trạng táo bón.

Chế độ ăn uống khi mang thai cần khoa học hợp lý, bổ sung nhiều chất xơ và nước để hạn chế tình trạng táo bón.

Chế độ ăn uống khi mang thai cần khoa học hợp lý, bổ sung nhiều chất xơ và nước để hạn chế tình trạng táo bón.

– Tập luyện, vận động: Vận động nhẹ nhàng, đi bộ, tập các bài yoga cho bà bầu phù hợp. Nếu công việc của mẹ bầu cần phải ngồi máy tính nhiều, hay công việc giấy tờ thì nên đi lại vận động sau mỗi 1 tiếng ngồi làm việc.

– Tập thói quen đi vệ sinh đều đặn: Nên tập thói quen đi vệ sinh đúng giờ. Không cố nhịn khi muốn đi vệ sinh vì sẽ làm tăng nguy cơ bị “táo”, bị trĩ.

– Massage nhẹ nhàng: Massage giúp lưu thông khí huyết, tăng cường tiêu hóa.

– Đối với một số người, viên sắt gây khó chịu ở dạ dày, nóng ngực gây táo bón. Để chống lại, bạn nên chọn thuốc chứa sắt dưới dạng sắt hữu cơ để cơ thể hấp thụ tốt hơn và giảm được tác dụng phụ như kích ứng đường tiêu hóa hay táo bón.

– Không tự dùng thuốc khi bị táo. Hãy đivà tham khảo ý kiến bác sĩ để được sử dụng thuốc chống táo bón thích hợp. Không tự ý dùng thuốc vì sẽ có thể ảnh hưởng đến thai nhi. Khám thai định kỳ bác sĩ sẽ tư vấn chế độ ăn uống sinh hoạt phù hợp để hạn chế tối đa tình trạng táo bón thai kỳ.

Khám thai định kỳ để được bác sĩ tư vấn chế độ ăn uống sinh hoạt phù hợp là rất quan trọng.

Khám thai định kỳ để được bác sĩ tư vấn chế độ ăn uống sinh hoạt phù hợp là rất quan trọng.

Những nguyên nhân gây táo bón ở phụ nữ mang thai cũng như cách phòng tránh mà chúng tôi cung cấp hi vọng đã giúp mẹ bầu có những kiến thức hữu ích. Chúc các mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh, có những giây phút kỳ diệu khi mang thai và làm mẹ.